Kết quả tìm kiếm cho "Sở NN&PTNT TP Cần Thơ"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 109
Quy trình sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp đang cho thấy hiệu quả toàn diện: Giảm chi phí, tăng năng suất, lợi nhuận; tạo ra sản phẩm lúa chất lượng, an toàn hơn; giảm lượng khí nhà kính thải vào môi trường, tiến tới chi trả tín chỉ carbon cho người trồng lúa. Với tỉnh có diện tích canh tác, sản lượng lúa hàng đầu cả nước như An Giang, lợi ích mang lại rất lớn khi mô hình được nhân rộng.
Từ mô hình thí điểm sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL cho thấy, không chỉ đạt hiệu quả cao về kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính. Khi xây dựng được cơ chế cho thị trường tín chỉ carbon, nông dân, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp (DN) sẽ thêm lợi ích từ nguồn thu bán tín chỉ carbon, hướng đến phát triển bền vững ngành nông nghiệp.
Kinh tế tuần hoàn không phải vấn đề gì cao xa, đó là những mô hình tận dụng phụ, phế phẩm trong quá trình sản xuất để tái sử dụng, tăng hiệu quả kinh tế và không tác động xấu đến môi trường. Điển hình như trong triển khai thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL”, việc đưa rơm ra khỏi đồng ruộng để tái sử dụng cũng là một hình thức của kinh tế tuần hoàn, vừa đạt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, vừa gia tăng giá trị sản xuất từ rơm rạ.
Sáng 10/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp Viện Khoa học Phát triển Nông thôn (SIRD) tổ chức khai giảng khóa tập huấn “Kinh tế tuần hoàn trong chuỗi giá trị lúa gạo” tại tỉnh An Giang.
Trong nhóm 7 mặt hàng nông - lâm - thủy sản có giá trị xuất khẩu hơn 1 tỉ USD trong nửa đầu năm, gạo là mặt hàng duy nhất tăng cả về số lượng và giá bán
Với vùng nguyên liệu cây ăn trái hơn 20.000ha, được thiên nhiên ưu đãi điều kiện về đất đai, thổ nhưỡng, An Giang đáp ứng đầy đủ yêu cầu về sản lượng, chất lượng trái cây cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nhằm tạo đầu ra ổn định, lâu dài cho sản phẩm trái cây, dự kiến quý III/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) sẽ tổ chức hội nghị “Xúc tiến liên kết và tiêu thụ cây ăn trái tỉnh An Giang năm 2024”.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang cho biết, dự kiến quý III/2024, sở sẽ tổ chức Hội nghị “xúc tiến liên kết và tiêu thụ cây ăn trái tỉnh An Giang năm 2024”, với quyết tâm xây dựng An Giang thành điểm đến tin cậy, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp.
Những tháng đầu năm 2024, việc hỗ trợ doanh nghiệp (DN) và hợp tác xã (HTX) triển khai liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tiếp tục đạt nhiều kết quả, tạo đầu ra ổn định cho nông sản. Qua đó, giúp nâng cao nhận thức của người dân từ sản xuất truyền thống sang sản xuất hàng hóa gắn với thị trường; thu hút được DN đầu tư vào nông nghiệp, nhất là các ngành hàng, sản phẩm chủ lực; xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định...
Định hướng lâu dài của Trung ương là xây dựng ĐBSCL trở thành nơi đáng sống đối với người dân, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách và nhà đầu tư, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hóa để phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) bền vững. Bên cạnh đầu tư tương xứng để vực dậy tiềm năng, lợi thế, cần phát huy hiệu quả liên kết vùng, đánh thức sức mạnh của từng địa phương để tạo động lực đưa đất “Chín Rồng” vươn tầm cao mới.
Với tính lan tỏa cao, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ngày càng thu hút, hấp dẫn các chủ thể kinh tế tham gia. Từ sản phẩm bản địa, sản phẩm truyền thống ở làng quê, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), qua gắn nhãn OCOP, tất cả vươn xa hơn về thực tế địa lý và giá trị mang lại.
Trong 6 vụ sản xuất tới, Ban Quản lý Dự án “Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở khu vực ĐBSCL” (TRVC) dành nguồn kinh phí lên đến 57 tỷ đồng để khen thưởng cho những doanh nghiệp (DN) liên kết hợp tác xã (HTX) xây dựng vùng nguyên liệu, áp dụng công nghệ sản xuất đáp ứng yêu cầu dự án. Từ đó, đóng góp trực tiếp vào nỗ lực xây dựng vùng chuyên canh 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, tăng trưởng xanh và bền vững.
Dù là vùng sản xuất lương thực chính và chiếm đến 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước, nhưng nông dân trồng lúa ở ĐBSCL nhìn chung thu nhập còn thấp, chưa hưởng lợi tương xứng với đóng góp cho an ninh lương thực quốc gia và thế giới. Với quyết tâm cao và sự đồng lòng tham gia của toàn bộ hệ sinh thái lúa gạo, Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL” được kỳ vọng sẽ tạo đột phá mới cho ngành hàng lúa gạo, thật sự nâng cao vị thế của người trồng lúa.